Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế TNCN? Thông tin chính xác

Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế là câu hỏi rất được quan tâm. Bởi chính sách đóng thuế có khá nhiều quy định mà rất ít người biết tường tận. Pháp luật Việt Nam quy định việc đóng thuế được thực hiện đối với mỗi cá nhân là công dân Việt Nam nằm trong thu nhập phải chịu thế. Bên cạnh đó, còn rất nhiều chính sách và những trường hợp miễn thuế. Hãy tìm hiểu xem những quy định cụ thể này là gì nhé!

Đối tượng nào phải đóng thuế TNCN?

Thuế TNCN là một phần thuế mà người lao động phải trích từ tiền lương nộp vào ngân sách Nhà nước. Dựa vào quy định của pháp luật phần chịu thuế được tính sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và tùy thuộc vào mức độ thu nhập của mỗi cá nhân.

Đối tượng chịu thuế:

-Cá nhân cư trú:  có thu nhập phải nộp thuế trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

-Cá nhân không cư trú(người nước ngoài): có thu nhập phải nộp thuế trong lãnh thổ Việt Nam.

Trong đó, cá nhân cư trú phải nằm trong trường hợp có mặt tại Việt Nam 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt. Và 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch. Ngoài ra, còn phải có chỗ ở thường xuyên tại Việt Nam kể cả nơi đăng ký thường trú. Hoặc thuê nhà có hợp đồng dài hạn.

Ngược lại, các cá nhân không cư trú thì không nằm trong các trường hợp được nêu trên.

Lương bao nhiêu thì đóng thuế TNCN?

Thuế TNCN được nhà nước quy định đối với trường hợp cá nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên thì phải đóng thuế. Tuy nhiên, còn xét các điều kiện như sau: Nếu cá nhân có thu nhập từ 9 triệu và nằm trong điều kiện được miễn giảm, chẳng hạn có người thân nuôi dưỡng thì có thể sẽ miễn thuế.

Tính Thuế TNCN theo công thức sau:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ) * Thuế suất. (Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế)

Các khoản giảm trừ dựa trên các tiêu chí như: Giảm trừ gia cảnh, các khoản bảo hiểm và các quỹ hưu trí tự nguyện. Ngoài ra, còn các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện và khuyến học. Theo đó, giảm trừ gia cảnh được quy định đối với người nộp thuế mức giảm 9 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc mức giảm 3,6 triệu đồng/ tháng.

Ví dụ: Cá nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên có một người thân nuôi dưỡng thì không phải chịu thuế. Mà thu nhập 12,6 triệu trở lên mới phải nộp thuế. Tương tự có 2 người thân nuôi dưỡng thì thu nhập 16, 2 triệu mới chịu thuế.

Người phụ thuộc là những người do các cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng như: cha, mẹ, con cái, anh/chị, em, hoặc người khác…Đối với những trường hợp này nếu người lao động nằm trong mức thu nhập nộp thuế thì hãy kê khai với chủ doanh nghiệp để được miễn trừ.

Những lưu ý về quy định đóng thuế TNCN

Khi đăng ký thuế bạn cần lưu ý đối với trường hợp các cá nhân trong gia đình có cùng một người phụ thuộc. Thì người phụ thuộc này chỉ được tính vào một người lao động duy nhất. Đây là quy định được xem là hợp lý đúng chính sách đã ban hành.

Điểm lưu ý khác về mức giảm trừ gia cảnh là khi chỉ số CPI(chỉ số tiêu dùng) biến động trên 20 % thì mức giảm trừ gia cảnh cũng thay đổi theo giá cả biến động. Tính từ thời điểm theo quy định thi hành hoặc từ thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gần nhất.

Nếu nằm trong trường hợp chịu thuế bạn có thể đăng ký thuế tại nơi phát sinh công việc hoặc đến Cục Thuế  nơi làm việc để được hướng dẫn. Nếu các cá nhân nào nằm trong lĩnh vực kinh doanh thì việc tính thuế sẽ dựa trên các lĩnh vực kinh doanh theo quy định đăng ký trong hồ sơ.

Bài viết đã trình bày những phần cơ bản về việc đóng thuế. Qua đây, mọi người cũng biết được mức lương bao nhiêu thì đóng thuế cho nhà nước. Vấn đề chính sách và pháp luật cũng có thể thay đổi hay bổ sung. Nên chúng ta hãy cập nhật thông tin thường xuyên để biết các điều khoản. Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Post navigation