Làm Thế Nào Để Tìm Được Một Công Việc Phù Hợp Với Giá Trị Bản Thân Bạn

Công việc gắn bó như một người bạn, phải mất một thời gian để nhận ra những gì thực sự khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong công việc. Hầu hết người tìm việc đều mong muốn tìm việc làm nhanh chóng và có được một công việc mang lại giá trị ý nghĩa cho cuộc sống của họ nhưng không phải ai cũng nhận được công việc có thể phát huy được giá trị thực sự của họ.

Một trong những chìa khóa để gắn bó với công việc là công việc đó có thể giúp bạn phát huy các giá trị bản thân trong tổ chức, đội nhóm và bạn làm việc với tất cả những gì mà bạn tin tưởng vào khả năng của mình. Khi người tìm việc làm chọn những công việc đáp ứng đúng nhu cầu, động cơ và mong muốn của họ, họ sẽ say mê hơn trong công việc, trải nghiệm niềm vui và năng suất làm việc cũng cao hơn. Việc đạt được điều đó không chỉ đơn giản là theo đuổi đam mê của bạn mà cần có suy nghĩ chiến lược và tầm nhìn xa. Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp bạn tìm việc làm nhanh chóng hơn.

1. Hiểu rõ chính bản thân bạn

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như nhận thức được những gì họ thực sự mong muốn. Việc xác định những gì bạn mong muốn có thể dễ dàng hơn việc thiết lập kế hoạch và thực hiện những gì bạn đặt ra để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Một trong số những lý do là vì tham muốn của chúng ta thường thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh, ngay cả khi các giá trị cơ bản của chúng ta không thay đổi. Có các giá trị quan trọng được coi là động lực với hầu hết mọi người.

  • Địa vị xã hội muốn nói đến mong muốn về chỗ đứng của mỗi người so với những người khác trong công việc, trong cuộc sống và họ luôn cố gắng để có một vị thế nhất định trong xã hội. Ví dụ, một số người lấy động lực làm việc là vì muốn được công nhận thành tích, phát triển và thăng tiến trong các công việc của họ để có thể nắm quyền lực nhiều hơn. Những người mong muốn nắm quyền lực thường sẽ tìm những công việc cho phép họ có quyền kiểm soát và ảnh hưởng đến người khác. Những người khác có thể đánh giá địa vị xã hôi của họ thông qua thành công về tài chính, vì vậy họ theo đuổi công việc với mức lương cao.
  • Giá trị hòa nhập là những giá trị liên quan đến khả năng hòa hợp và gắn kết với mọi người. Những người có xu hướng muốn giúp đỡ người khác và muốn thay đổi thế giới trở nên tốt hơn thường thích hợp với các lĩnh vực phi lợi nhuận.
  • Các giá trị học vấn liên quan đến thiên hướng tư duy của con người và sự hiểu biết của họ về thế giới. Một số người thích hợp làm trong lĩnh vực khoa học, họ theo đuổi sự nghiệp với cơ hội học hỏi và tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ, kỹ thuật và học thuật. Những người khác làm tốt hơn trong môi trường thúc đẩy tư duy trực quan và đòi hỏi trải nghiệm thẩm mỹ phong phú như nghệ thuật.

2. Hiểu về người sử dụng lao động

Khám phá ra điều gì là động lực thúc đẩy bạn thường dễ dàng hơn là việc tìm kiếm một nơi làm việc mà bạn có thể cống hiến và phát huy năng lực. Ứng viên nào cũng muốn tìm việc làm nhanh nhất và để thu hút họ, nhiều nhà tuyển dụng cạnh tranh bằng cách quảng bá lợi ích khi đến với công ty của họ cho những người đang kiếm việc.

Một công ty thường thể hiện những mặt tốt đẹp của họ để thu hút người kiếm việc làm, hầu các trang web của công ty đều đăng tải các thông tin thể hiện họ coi trọng sự đổi mới, quan tâm đến trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự phát triển của mình trên thị trường. Nhưng nếu bạn tham khảo cảm nhận của những nhân viên hiện tại, bạn có thể có được một bức tranh đa sắc thái hơn về công ty. Văn hóa của một công ty được đo lường một cách tốt nhất không phải bằng các thuật ngữ tốt đẹp mà nó sử dụng để mô tả về mình mà bởi tác động thực sự của nó đến nhân viên hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp. Phương tiện truyền thông xã hội hay đánh giá của nhân viên là một trong những công cụ hỗ trợ bạn tìm việc làm nhanh hơn qua việc xác định xem giá trị của một công ty có thực sự phù hợp với bạn hay không.

3. Học tập từ kinh nghiệm trong quá khứ

Khi bạn không thích một điều gì đó, không có nghĩa là sự thay đổi hoàn cảnh chắc chắn sẽ giúp bạn tốt hơn. Bạn có thể khám phá ra được những con đường nghề nghiệp phù hợp với mình bằng cách đánh giá xem xét những kinh nghiệm trong quá khứ. Hãy suy nghĩ về những điều bạn không thích trong công việc trước đây của mình, điều gì làm bạn không vui nhất? Điều gì khiến bạn rời bỏ công việc trước đây và các tiêu chuẩn bạn tìm kiếm ở nơi làm việc là gì? Đó có thể là sự hài lòng nhiều hơn trong vai trò mới của bạn hay bất kỳ điều gì mà bạn cảm thấy chưa thỏa mãn trong công việc cho đến thời điểm hiện tại.

Mọi người thường muốn thay đổi công việc hiện tại bằng cách kiếm việc làm mới, nhưng khi có một khía cạnh nào đó làm bạn không hài lòng với công việc hiện tại thì hãy chắc rằng việc quyết định thay đổi sang môi trường mới sẽ giúp bạn thích nghi tốt hơn và công việc mới có thể phát huy tốt hơn tiềm năng của bạn. Nếu bạn biết điều gì đó không phải là động lực quan trọng thúc đẩy bạn chẳng hạn như mức lương cao hoặc nhiều cơ hội được đi du lịch, chúng nghe có vẻ hấp dẫn với những người khác, nhưng đừng coi đó như là một động lực khiến bạn muốn tìm kiếm một công việc mới. Nghề nghiệp giống như các mối quan hệ, có thể mất một thời gian trước khi bạn có thể tìm ra những gì bạn thực sự cần và những gì làm cho bạn hạnh phúc.

, ,

Post navigation